Chuyên ngành
Thuật ngữ
  • Nhóm F



    Free time
    Thời gian nhận hàng
    Là thời hạn mà người chuyên chở quy định cho chủ hàng sử dụng vào việc nhận hàng và hoàn trả container tại cảng dỡ. Thời gian nhận hàng được tính từ ngày tàu thông báo container chứa hàng đã đến cảng dỡ. Thí dụ: “Thời gian nhận hàng trong vòng 7 ngày...” Nếu vượt thời gian quy định, chủ hàng phải chịu phạt phí lưu giữ container quá hạn.
    Fridays and holidays excluded (FHEX)
    Thứ sáu và ngày lễ bị loại trừ
    Là cách quy định thời gian bốc dỡ hàng không bao gồm thứ sáu trong tuần và ngày lễ, vì đó là những ngày nghỉ việc của nước sở tại. Quy định này được áp dụng chủ yếu với một số nước Ả-Rập quy định ngày nghỉ việc trong tuần là ngày thứ sáu theo đạo Hồi, khác với đa số các nước khác trên thế giới thường quy định thời gian bốc dỡ không bao gồm Chủ nhật và ngày lễ (Sundays and holidays excluded).
    Freight (Ocean freight) I. Cước chuyên chở (Cước vận chuyển đường biển) II. Hàng (hóa) chuyên chở (Cargo) 1. Là số tiền mà người thuê tàu phải trả cho người chuyên chở về công vận chuyển đưa hàng đến đích và sẵn sàng giao cho người nhận. Thông thường cước chuyên chở được xây dựng trên cơ sở các yếu tố: - Hàng chuyên chở: Số khối lượng, chủng loại, đặc tính, giá trị kinh tế, cách đóng gói, hệ số chất xếp... - Tuyến chuyên chở: khoảng cách vận chuyển, tình hình cảng bốc/dỡ, điều kiện thời tiết khí hậu... - Con tàu: Kích cỡ trọng tải/ dung tích, khấu hao, bảo hiểm, duy tu sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, thời gian chạy tàu và đỗ ở cảng, quản lý khai thác... - Sự cố khác: khủng hoảng và cạnh tranh kinh tế, phong tỏa, cấm vận, chiến tranh... * Căn cứ vào các yếu tố này mà cước chuyên chở được cấu thành bởi: - Các loại phí cố định: Phí khấu hoa, duy tu sửa chữa vàbảo hiểm con tàu, lương bổng và bảo hiểm xã hội của thuyền viên, phí quản lý hành chính... - Các loại phí biến động: Phí tiêu hao nhiên liệu và vật liệu, phí bốc dỡ làm hàng, cảng phí và thuế... * Cước chuyên chở được tính toán bằng 2 cách: - Dựa vào hàng chuyên chở: Lấy đơn vị trọng lượng hàng (Weight) hoặc đơn vị thể tích hàng (Measurement) làm đơn vị tính cước (Freight unit) - Dựa vào con tàu: Lấy đơn vị trọng tải hoặc dung tích của con tàu làm đơn vị tính cước (Lumpsum Freight) Tuỳ phương thức và đặc điểm kinh doanh của con tàu mà cước chuyên chở có thể phân thành 3 loại: - Biểu cước tàu chợ (Liner bound freight tariff) - Cước tàu chạy rong hay cước mở (Tramp freight or open freight): Gồm cước chuyến và cước định hạn. - Cước riêng biệt: Gồm biểu cước chuyên chở container (container freight tariff), cước chuyên chở dầu (tanker freight), cước chuyên chở hàng đông lạnh (reefer freight)... * Cước chuyên chở có thể: - Được trả trước tại cảng bốc hàng (Freight prepaid or freight paid at port of loading) - Được trả sau tại cảng dỡ hàng (Freight payable at port of destination or freight to collect) - Một phần cước được trả tại cảng bốc hàng và phần còn lại được trả tại cảng dỡ hàng (...% payable at port of loading and ...% payable at port of discharging) Do quy định trong vận đơn tàu chợ hoặc do thỏa thuận giữa người thuê tàu và người chuyên chở. 2. Hàng chuyên chở: Do khác biệt về đóng gói, được chi thành: - Hàng có bao bì (Package freight) - Hàng rời (Bulk freight) Ngoài ra tùy tính chất đặc điểm, hàng được chia ra nhiều loại để áp dụng suất cước riêng biệt. - Hàng chóng hỏng (Perishable freight) - Hàng quá khổ (Large size freight) - Hàng dài (Long freight) Freight conference or shipping conference Hiệp hội vận tải biển (Công hội hàng hải) Tổ chức liên kết giữa những hãng tàu dựa trên cơ sở một thỏa ước được ký kết (Conference Agreement) về cùng nhau kinh doanh chở thu6 hàng hóa trên một tuyến hay khu vực hàng hải theo những điều kiện vận chuyển thống nhất nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh nội bộ bảo vệ lợi ích của các thành viện, giữ vững thế độc quyền và chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài. Mức độ liên kết do thỏa ước quy định cao thấp, linh hoạt hay chặt chẽ tùy theo thỏa thuận giữa các thành viên hiệp hội. a. Hiệp hội quy định biểu cước, giảm cước và điều kiện vận chuyển thống nhất (Freight conference) b. Loại hiệp hội có tính hợp tác cao hơn dựa trên cơ sở thỏa ước hợp doanh (Pool agreement) quy định, mức phân chia hàng vận chuyển hoặc phân chia lợi nhuận căn cứ theo đóng góp (tàu, vốn) của mỗi thành viên. * Hoạt động tập trung của hiệp hồi nhằm vào các vấn đề: - Quy định biểu cước, giảm cước thống nhất bắt buộc mỗi thành viên cùng thực hiện. - Xây dựng điều khoản và điều kiện vận chuyển được lồng vào nội dung vận đơn. - Đặt kế hoạch khai thác kinh doanh: Phân chia số lượng chuyến đi, số lượng hàng hóa chuyên chở và cước thu nhập. - Kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy chế, quy định của hiệp hội. - Ap dụng biện pháp đối phó cạnh tranh của các hãng tàu ngoài hiệp hội (Outsiders) Do tính đặc thù của ngành vận tải biển, các hiệp hội hàng hải ra đời vào cuối thế kỷ 19 và phát triển cho đến nay có trên 200 tổ chức bao gồm các hiệp hội tàu chợ truyền thống (Liner freight conferences), các hiệp hội tàu container, các công-xoọc-xiôm (Consortium) và các “pun” hàng hải (Shipping pools). Số lượng này thường xuyên biến động bởi việc giải thể, sáp nhập hoặc thành lập các hiệp hội mới. * Những hiệp hội vận tải biển đứng hàng đầu của thế giới ngày nay gồm có: - Hiệp hội Châu Au – Viễn Đông (Far-Eastern Freight Conference) - Hiệp hội Viễn Đông – Đông Phi Châu (Far East/East Africa Freight Conference) - Hiệp hội lục địa Châu Au – Cận Đông (Continent/Near-East Conference) - Hiệp hội Á/Bắc Mỹ (Asia/North America Rate Agreement) - Công-xoọc-xiôm Mitsui-OSK line (bao gồm Kline, Safmarine, NYK Line, Nedlloyd Line) - Hiệp hội Tân hoàn cầu (New Global Alliance): Gồm các hãng tàu Hapag Lloyd, NOL, NYK, P&O, và OOCL... Freight in full of all port charges, pilotage, consulages light due, trimming, lighterage at discharging port Cước toàn bộ gồm cả cảng phí, phí hoa tiêu, phí lãnh sự, phí san cào, phí chiếu sáng tại cảng dỡ hàng Theo quy định này, người thuê phải trả đầy đủ tiền cước cho người chuyên chở, trong đó bao gồm cả cảng phí, phí hoa tiêu, phí lãnh sự, phí ánh sáng, phí san cào, phí lỏng hảng tại cảng dỡ.
    Freight rate
    Cước suất
    Là số tiền cước mà tàu chợ thu theo đơn vị hàng chuyên chở (tấn hay mét khối)
    Freighter (Cargo ship)
    Tàu (chở) hàng
    Dùng để chở hàng, khác với loại tàu (chở) khách (passenger ship)
    Freight payable at destination or freight to collect
    Cước trả tại đích đến hoặc cước trả sau
    Thuật ngữ dùng để chỉ người thuê tàu trả cước tại đích đến của hàng hóa, có nghĩa là trả cước sau khi tàu hoàn thành chuyến vận chuyển. Để được rõ ràng, chính xác hơn, trong hợp đồng vận tải đôi khi người ta còn ghi thêm: Cước trả trước khi dỡ hàng (Before breaking bulk) hoặc sau khi dỡ hàng (After dis-charging) tại cảng đích.
    Freight index
    Chỉ số cước
    Trong nghiên cứu tình hình thị trường thuê tàu, người ta thường lấy mức cước tại một khu vực hoặc tuyến chuyên chở vào một thời điểm nào đó làm chỉ số cước gốc và xuất phát từ đó mà tìm ra và so sánh sự biến động tăng giảm của giá cước trong một khoảng thời gian cần xem xét, để làm cơ sở góp phần dự đoán xu hướng phát triển của giá cước trong những năm tới. Thí dụ: - Chỉ số cước tàu chợ (Liner freight index) - Chỉ số cước tàu chạy rông (Tramp freight index) - Chỉ số cước tàu container (Container freight index)
    Freight note
    Thông báo cước
    Là chứng từ do người chuyên chở hoặc đại lý, đại diện người chuyên chở gởi đến chủ hàng hoặc đại lý của họ, thông báo về số tiền cước chuyển chở phải trả trước khi được trao vận đơn tại cảng bốc hoặc cảng dỡ hàng.
    Freight payable on in-taken quantity
    Cước trả theo khối lượng hàng xếp xuống tàu
    Trong chuyên chở hàng có khối lượng lớn bằng tàu chuyến, người ta có thể lấy khối lượng xếp xuống tàu tại cảng gửi hoặc lấy khối lượng hàng dỡ lên bờ tại cảng đến làm cơ sở để tính cước, tùy chủ tàu và người thuê thỏa thuận. Nhưng trên thực tế, chủ tàu thường yêu cầu người thuê trả cước theo khối lượng hàng xếp xuống tàu tại cảng gửi.
    Freight ton (freight unit)
    Tấn cước
    Là đơn vị đo lường phổ biến của một mặt hàng chuyên chở (Thông thường là tấn hay mét khối) được dùng làm cơ sở để tính cước. Cần lưu ý vì còn có những sai biệt về đơn vị đo lường ở một số nước do tập quán sử dụng lâu đời để lại cho nên phải quy định rõ, cụ thể đơn vị đo lường trong hợp đồng để tránh hiểu lầm, gây tranh chấp.
    Frustration
    Mất tác dụng
    Hợp đồng thuê tàu mất tác dụng khi nó không còn đạt được mục đích kinh tế mong muốn do con tàu gặp phải một sự cố bất ngờ ngoài sự kiểm soát và ngoài trách nhiệm của các bên đương sự làm hỏng kế hoạch dự tính. Thí dụ: Tàu bị bão gây hư hỏng nặng mà nếu sửa chữa để có thể tiếp tục hành trình theo hợp đồng thì phải kéo dài thời gian, tăng thêm nhiều phí tổn và hai bên đương sự sẽ không đạt được mục đích kinh tế. Do đó, hợp đồng thuê tàu được đặt trong tình trạng mất tác dụng nghĩa là không tồn tại nữa và không bên nào chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hợp đồng này.
    Full and complete cargo
    Hàng đầy đủ và trọn vẹn
    Chỉ khối lượng hàng đầy đủ và trọn vẹn cho sức chở bằng tấn hoặc mét khối của con tàu.
    Full container load (FCL)
    Chở trọn container
    Dùng để chỉ hàng được chở đầy một container và người chuyên chở sẽ thu cước theo đơn vị container (CBR hoặc FAK).

ĐĂNG NHẬP
THÀNH VIÊN CÁC HIỆP HỘI
CHUYÊN NGÀNH LOGISTIC
Liên kết Website

KHÁCH HÀNG

cathay_pacific
chinaairlines
evaair
fedex
kinhdo
korean_air
mol
pg
philipinesair

ĐỐI TÁC

sammigue
texthong
thai
tigerbeer
tnt
unipresident
vietnamairlines
vinacam
vincom